Trong những năm gần đây, Việt Nam chịu nhiều cơn bão lớn. Đặc biệt là khu vực miền Trung liên tiếp phải hứng chịu nhiều thiên tai. Điều đáng lo ngại là nhiều quy luật về bão đã bị phá vỡ gây khó khăn cho công tác phòng, chống bão. Không chỉ gây tổn hại về người mà còn gây thiệt hại rất nặng nề về vật chất, nhất là những hộ nghèo vì nhà cửa không chắc chắn. Qua những cơn bão trước, một trong những hậu quả lớn do bão là mái tôn bị tốc.

Có 2 dạng tốc mái tôn: các tấm tôn riêng lẽ bị bay và nặng hơn là cả hệ mái tôn và vì kèo đều bị thổi bay (mặc dù các tấm tôn vẫn dính vào vì kèo).

Nhận thấy rằng phương án đúc các tấm bê tông hoặc thép đè lên các vị trí xung yếu và cột kỹ xà gồ phát huy tác dụng rất tốt trong đợt bão vừa rồi. Vì vậy xin chia sẻ chi tiết với các Doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với người dân địa phương về cách phòng, chống để giảm thiểu thiệt hại một cách tốt nhất:

Chống bay mái tôn do tuột đinh bằng tấm bê tông đúc

Đúc các tấm bê tông kích thước khoảng 30x30x10cm hoặc nhỏ hơn (để tiện vận chuyển lên mái), ở chính giữa mỗi tấm đặt sẵn 1 móc sắt đk 8mm (để dễ vận chuyển và buộc sau này). Mỗi tấm như vậy có khối lượng khoảng 0.3×0.3×0.1×2400=20 kg (nặng hơn bao cát và nhỏ gọn hơn rất nhiều). Dùng các tấm bê tông này chèn lên các vị trí xung yếu của mái (mép dưới, đỉnh, vị trí các mép tôn chồng lên nhau). Để tránh các tấm bê tông bị di chuyển, dùng dây thép nhỏ buộc các tấm bê tông này lại với nhau thành 1 hệ vắt qua đỉnh mái.  Như vậy, đảm bảo các tấm bê tông này sẽ không trượt. Các tấm bê tông này có tuổi thọ gần như vĩnh viễn, dùng thép buộc có chất lượng tốt thì hệ này sẽ bền vững lâu dài

Lưu ý: Cách này có thể áp dụng bất cứ lúc nào

Giằng xà gồ vào tường để chống bay hệ xà gồ + mái tôn:

Khi xây tường gần đến độ cao trần nhà, đổ 1 lớp giằng tường chạy quanh bằng bê tông cốt thép. Lớp giằng tường này rộng bằng bề rộng của tường, dày khoảng 10cm, đặt 2 thanh thép đường kính 8 hoặc 10mm, buộc ngang bằng thép đk 6mm. Trước khi đổ bê tông, dùng thép đk 8mm buộc vào thanh thép dọc của giằng tại các vị trị dự định sẽ đặt xà gồ của mái, mỗi vị trí 2 thanh. Chiều dài của các thanh thép này tùy thuộc vào khoảng cách từ giằng tường đến xà gồ (càng gần giữa mái thì thép càng dài). Sau khi dựng xà gồ thì hàn (đối với xà gồ thép) hoặc đóng đinh hay buộc (đ/v xà gồ gỗ) các thanh thép này với xà gồ. Cách làm này sẽ giúp cho toàn bộ hệ xà gồ được neo vào giằng tường và được giữ bởi trọng lượng của giằng và 2 tường đầu hồi; làm cho hệ xà gồ không bị rung, giật trong bão. Kinh nghiệm cho thấy xà gồ bị dỡ khỏi tường là do quá trình rung, giật rồi long ra dần dần chứ không sức gió nào có thể thổi bay hệ xà gồ trong 1 lần.

Lưu ý: Cách này chỉ áp dụng được cho nhà nào xây mới.

Cố định lại các góc của mái lợp 

Khoảng cách giữa các ốc vít phụ thuộc vào sức mạnh và thiết kế của mái lợp. Nói chung, khoảng cách các đinh vít nên gần mép của tấm lợp. Ngoài ra tất cả các cạnh của mái lợp như dọc theo các góc nhà cần được bao phủ với một tấm kim loại bảo vệ bởi thì gió mới không thể làm làm mái tốc được.

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

Đối với các công trình nằm gần biển, nên sử dụng loại bu lông ốc vít bằng inox SUS 304 để chống ăn mòn hiệu quả.
+ Khoảng cách giữa các xà gồ phụ thuộc vào vật liệu mái (do nhà cung cấp sản phẩm hướng dẫn). Kích thước xà gồ phụ thuộc vào khoảng cách giữa các vì kèo và vật liệu xà gồ. (do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn)
+ Số lượng vít bắt tôn tại vị trí thanh xà gồ cuối cần được tăng thêm (5 vít/m dài).
+ Cần có liên kết tấm phủ nóc nhà và tấm phủ góc đầu hồi nhà.
giải pháp kỹ thuật để tăng khả năng chịu bão cho hệ thống mái tôn

Sử dụng nẹp, ke chống bão

Sử dụng nẹp thông thường (40×4), khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L<2.5m. Có thể dùng các thanh sắt, gỗ, tre để nẹp mái theo chiều ngang cách nhau 1.5 – 2m. Để hiệu quả chống bão cho nhà mái tôn được tốt hơn, nên cố định các thanh nẹp bằng cách bắn vít cường độ cao hoặc xâu bằng dây thép 02 (2mm) vào xà gồ.

Tuy nhiên, dùng giải pháp này có nhược điểm đọng rác trên mái và việc thoát nước mưa không nhanh có thể gây hiện tượng tràn nước và thấm dột. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thanh gỗ hay thanh sắt làm vật liệu nẹp được đặt trên mái tôn, có thể gây ra các hiện tượng ăn mòn, rỉ sét, làm giảm tuổi thọ mái tôn.

Sử dụng ke cho mái tôn giúp tăng khả năng liên kết của tấm lợp tôn với khung kèo mái, nhờ có nẹp mái mà mái tôn có thể chịu được sức gió giật cấp 10 đến cấp 12, ke chống bão làm tăng độ khít giữa điểm giao giữa hai tấm tôn, giúp ngăn gió luồn vào, giữ chắc mái tôn với xà gồ không bị tốc bay khi có gió bão.

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

Nẹp thép thông thường (40×4), khoảng cách giữa các thanh nẹp chống bão L<=2,5m. Nẹp chống bão thông dụng, dễ thi công nhưng có nhược điểm ngăn rác chảy theo mái (như lá cây…) Vì vậy nên thường xuyên vệ sinh bề mặt mái.

Xem cách ke (nẹp) mái tôn tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=CHdzANb3p54

Vít chặt lại hệ thống mái tôn vào khung kết cấu

Đặc tính nhẹ nên tôn dễ bị gió bão tốc bay, đối với nước ta, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung- nơi hứng chịu số lượng cơn bão nhiều nhất cả nước. Vì thế, công tác gia cố mái tôn chống chịu với gió bão là điều cần thiết.

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

Vì thế, khung mái nhà và toàn bộ mái lợp phải được vít chặt để tạo mái nhà chống bão hiệu quả. Trong khi thi công, nên giảm sát quá trình thi công lợp mái tôn xem vít đã được gắn chặt hay chưa? Nếu cần thì nên thêm số lượng vít để đảm bảo độ chắc chắn cho mái tôn.

Trong quá trình sử dụng, đặc biệt là sắp tới mùa mưa bão nên kiểm tra và gia cố lại hệ thống đinh vít. Đây là cách phòng và chống bão cho nhà mái tôn hiệu quả.

Lưu ý: khi chọn vít bắn tôn nên chọn vít có gioăng cao su, làm kín nước sau khi lắp mái, vít bắn tôn có tuổi thọ tương đương mái tôn, tránh hiện tượng đinh vít bị ăn mòn gây rỉ sét mái tôn.

Đảm bảo kiên cố và kín gió

Việc để gió lùa vào khi có gió bão là việc cực kỳ nguy hiểm, nhiều trường hợp tốc mái nhà do không đóng kín cửa khi có bão.

Vì thế, trước khi bão đến, bạn nên kiểm tra bịt kín các khe hở và lỗ thông gió, gia cố lại những vị trí có nhiều khả năng sẽ bị gió tạt hay những bị trí đã bị xuống cấp trong nhà máy

“ Phòng hơn chống”, vì thế bạn nên có sự tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng từ khi lập dự toán, làm móng xây nhà cho đến khi lợp mái tôn cách nhiệt nhằm bảo vệ mái tôn tốt nhất.

Phòng bão hơn chống bão

Cần kiểm tra bảo trì kết cấu thường xuyên

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

7 cách chống tốc mái tôn khi có bão

Chính là quá trình kiểm tra thường xuyên và liên tục công trình kết cấu thép khi đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng, quá trình bảo trì nhằm giúp công trình hoạt động tốt nhất đồng thời phát hiện và sửa chữa kịp thời những lỗi mà công trình gặp phải giúp công trình có thể chống chịu được với gió bão theo đúng thiết kế. Có thể nói bảo trì kết cấu thép là công việc quan trọng và cần thiết đối với mỗi công trình.
Các bước khi tiến hành bảo trì cho nhà xưởng:

  • Bước 1: Khảo sát, kiểm tra đánh giá chất lượng hiện trạng công trình
  • Bước 2: Lên kế hoạch sửa chữa các hư hỏng nếu có
  • Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ
  • Bước 4: Bảo dưỡng công trình
  • Bước 5: Sửa chữa định kỳ và đột xuất
  • Bước 6: Lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình

Hy vọng với bài viết này bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm bảo vệ mái tôn mùa mưa bão, chủ động phòng ngừa và hạn chế thấp nhất thiệt hai do thiên tai gây ra.

Để được tư vấn thiết kế và giải pháp nhà xưởng phòng chống bão liên hệ: Mr Toán – 0972 599 159 (Trưởng Phòng Thiết Kế – HGPT Mechanical)

Xem thêm Hướng dẫn phòng chống bão cho nhà xưởng công nghiệp

Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần

CÔNG TY CƠ KHÍ HÀ GIANG PHƯỚC TƯỜNG (HGPT MECHANICAL)

Địa chỉ: Đường số 8, P.Hòa Thọ Tây, Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Hotline: 0903283779 – 0914113116

Mail: info@hgpt.vn

Website: https://hgpt.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/cokhihagiangphuoctuong